Tin được quan tâm;tinduocquantam

Display portlet menu
end portlet menu bar
Tin hoạt động của Quận

Thông tin về thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Cần Thơ

16/04/2025 10:13
Màu chữ Cỡ chữ

Ngày 14/4, Sở Nội vụ TP. Cần Thơ đã thông tin đến báo chí về thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Cần Thơ. Cùng với đó là thông tin về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Trong thông báo của Sở Nội vụ TP. Cần Thơ nêu rõ, căn cứ kết luận số 137  ngày 28 tháng 3 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; Nghị quyết số 60 ngày 12 tháng 4 năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Nghị quyết số 74ngày 07 tháng 4 năm 2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ tại cuộc họp ngày 14/4.

Theo đó, về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang để thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh, lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị, hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay. 

Đối với việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã hiện nay, thành phố Cần Thơ thống nhất sáp nhập 80 xã, phường hiện nay xuống còn 32 xã, phường (16 xã, 16 phường). Cụ thể như sau:

(1) Phường Tân An sáp nhập với phường Thới Bình, phường Xuân Khánh (quận Ninh Kiều) lấy tên là phường Ninh Kiều, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Ninh Kiều.

(2) Phường An Hòa sáp nhập với phường Cái Khế (quận Ninh Kiều) và một phần diện tích tự nhiên 1,83 km², quy mô dân số 330 người của phường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy) lấy tên là phường Cái Khế, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường An Hòa.

(3) Phường Hưng Lợi sáp nhập với phường An Khánh (quận Ninh Kiều) lấy tên là phường Tân An, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Hưng Lợi.

(4) Phường An Bình (quận Ninh Kiều) sáp nhập với xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền) lấy tên là phường An Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường An Bình.

(5) Phường Bình Thủy sáp nhập với phường An Thới, phường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy) lấy tên là phường Bình Thủy, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Bình Thủy.

(6) Phường Long Tuyền sáp nhập với phường Long Hòa (quận Bình Thủy) lấy tên là phường Long Tuyền, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Long Tuyền.

(7) Phường Trà An sáp nhập với phường Thới An Đông, phường Trà Nóc (quận Bình Thủy) lấy tên là phường Thới An Đông, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Thới An Đông.

(8) Phường Lê Bình sáp nhập với phường Ba Láng, phường Hưng Thạnh, phường Thường Thạnh (quận Cái Răng) lấy tên là phường Cái Răng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Quận ủy - UBND quận Cái Răng (cũ).

(9) Phường Phú Thứ sáp nhập với phường Tân Phú, phường Hưng Phú (quận Cái Răng) lấy tên là phường Hưng Phú, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Cái Răng (mới).

(10) Phường Thới Long sáp nhập với phường Long Hưng (quận Ô Môn), phường Tân Hưng (quận Thốt Nốt) lấy tên là phường Thới Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Long Hưng.

(11) Phường Phước Thới sáp nhập với phường Trường Lạc (quận Ô Môn) lấy tên là phường Phước Thới, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Phước Thới.

(12) Phường Thới An sáp nhập với phường Châu Văn Liêm, phường Thới Hòa (quận Ô Môn), xã Thới Thạnh (huyện Thới Lai) lấy tên là phường Ô Môn, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Ô Môn.

(13) Phường Thạnh Hòa sáp nhập với phường Trung Nhứt (quận Thốt Nốt), xã Trung An (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là phường Trung Nhứt, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Thạnh Hòa.

(14) Phường Thốt Nốt sáp nhập với phường Thuận An, phường Thới Thuận (quận Thốt Nốt) lấy tên là phường Thốt Nốt, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Quận ủy Thốt Nốt.

(15) Phường Trung Kiên sáp nhập với phường Thuận Hưng (quận Thốt Nốt) lấy tên là phường Thuận Hưng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND quận Thốt Nốt.

(16) Thành lập phường Tân Lộc trên cơ sở giữ nguyên trạng phường Tân Lộc (quận Thốt Nốt), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND phường Tân Lộc.

(17) Xã Nhơn Nghĩa sáp nhập với xã Nhơn Ái (huyện Phong Điền) lấy tên là xã Nhơn Ái, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Nhơn Nghĩa.

(18) Thị trấn Phong Điền sáp nhập với xã Tân Thới, xã Giai Xuân (huyện Phong Điền) lấy tên là xã Phong Điền, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Huyện ủy Phong Điền.

(19) Thành lập xã Trường Long trên cơ sở giữ nguyên trạng xã Trường Long (huyện Phong Điền), trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Trường Long.

(20) Thành lập xã Thạnh Phú trên cơ sở giữ nguyên trạng xã Thạnh Phú (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Thạnh Phú, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Thạnh Phú.

(21) Thành lập xã Thới Hưng trên cơ sở giữ nguyên trạng (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Thới Hưng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Thới Hưng.

(22) Thị trấn Cờ Đỏ sáp nhập với xã Thới Đông, xã Thới Xuân (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Cờ Đỏ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Huyện ủy Cờ Đỏ.

(23) Xã Đông Hiệp sáp nhập với xã Đông Thắng (huyện Cờ Đỏ), xã Xuân Thắng (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Đông Hiệp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Đông Hiệp.

(24) Xã Trung Hưng sáp nhập với xã Trung Thạnh (huyện Cờ Đỏ) lấy tên là xã Trung Hưng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Trung Hưng.

(25) Thị trấn Thới Lai sáp nhập với xã Thới Tân, xã Trường Thắng (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Thới Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở Huyện ủy Thới Lai.

(26) Xã Đông Thuận sáp nhập với xã Đông Bình (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Đông Thuận, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Đông Thuận.

(27) Xã Trường Xuân sáp nhập với xã Trường Xuân A, xã Trường Xuân B (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Trường Xuân, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Trường Xuân.

(28) Xã Định Môn sáp nhập với xã Tân Thạnh, xã Trường Thành (huyện Thới Lai) lấy tên là xã Định Môn, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Định Môn.

(29) Thị trấn Vĩnh Thạnh sáp nhập với xã Thạnh Mỹ, xã Thạnh Lộc (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Vĩnh Thạnh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND huyện Vĩnh Thạnh.

(30) Xã Thạnh An sáp nhập với xã Thạnh Quới, xã Thạnh Tiến (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Thạnh Quới, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Thạnh Quới.

(31) Xã Vĩnh Trinh sáp nhập với xã Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Vĩnh Trinh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND xã Vĩnh Trinh.

(32) Thị trấn Thạnh An sáp nhập với xã Thạnh Thắng, xã Thạnh Lợi (huyện Vĩnh Thạnh) lấy tên là xã Thạnh An, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại trụ sở UBND thị trấn Thạnh An.

Trước đó, UBND TP. Cần Thơ đã có công văn gửi UBND tỉnh Sóc Trăng, UBND tỉnh Hậu Giang về việc tổ chức thông tin tuyên truyền và tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với dự thảo Đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Theo dự thảo, TP. Cần Thơ trực thuộc Trung ương trên cơ sở sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và TP. Cần Thơ có diện tích 6.400,83km2, quy mô dân số hơn 4 triệu người; 99 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 30 phường, 69 xã.

Trong phương án cũng nêu 3 lý do lấy tên đơn vị hành chính cấp tỉnh mới thành lập là TP. Cần Thơ. Thứ nhất, kế thừa lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời. Trong đó, Cần Thơ là trung tâm lịch sử, văn hóa quan trọng của vùng ĐBSCL, có bề dày phát triển lâu đời. Thứ hai, thành phố Cần Thơ là một trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương và được xác định là trung tâm kinh tế, tài chính, logistics của ĐBSCL. Việc lựa chọn tên gọi Cần Thơ sẽ giúp đơn vị hành chính cấp tỉnh mới tận dụng lợi thế thương hiệu, tiếp tục thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trung tâm kinh tế của vùng. Thứ ba, bảo đảm nguyên tắc sử dụng một tên trong các tên đã có, dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ. Việc chọn tên đơn vị hành chính cấp tỉnh mới là TP. Cần Thơ giúp giảm thiểu xáo trộn giấy tờ, tiết kiệm ngân sách, nhân lực. Qua đó, bảo đảm nguyên tắc hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý.

UBND TP. Cần Thơ cũng để tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang chủ động, phối hợp với Thường trực HĐND cùng cấp tổ chức kỳ họp để thông qua đề án cấp tỉnh; hoàn thiện gửi về UBND TP. Cần Thơ trước ngày 20/4. Tổ chức lấy ý kiến cử tri về dự thảo đề án cấp tỉnh, từ ngày 15/4 đến hết 16/4.

Nguyễn Tín

Các tin khác

  • Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị TW 11 (16/04/2025)
  • Bình Thủy: Tổng kết Hội khỏe Phù Đổng năm học 2024-2025 (16/04/2025)
  • Gương Bí thư Chi bộ học Bác ‘‘gần dân, sát cơ sở’’ (16/04/2025)
  • Bình Thuỷ: Tổng kết Hội thi “Giáo viên dạy giỏi” (16/04/2025)
  • BT-AN THỚI: KHỞI CÔNG NHÀ CHO HỘI VIÊN CHỮ THẬP ĐỎ CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN (16/04/2025)
  • Bình Thuỷ: Lấy ý kiến nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính (16/04/2025)
  • Bình Thuỷ: Bàn hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57 (16/04/2025)
  • Tổ chức lấy ý kiến cử tri về dự thảo Đề án sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã (16/04/2025)
  • LÃNH ĐẠO QUẬN BÌNH THỦY THĂM CÁC HỘ CẬN NGHÈO ĐỒNG BÀO KHMER NHÂN DỊP TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHNĂM THMÂY NĂM 2025 (14/04/2025)
  • Bình Thủy: Hơn 230 công nhân được bồi dưỡng các kiến thức liên quan đến quốc phòng - an ninh (14/04/2025)
  • Trang đầu 12345678910 Trang cuối

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Kết nối doanh nghiệp;ketnoidoanhnghiep

Display portlet menu
end portlet menu bar